Thung Lũng Tình Yêu
Vị trí: Thung lũng Tình yêu nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6 km về phía bắc, khu du lịch rộng khoảng 140 hecta với nhiều hạng mục đặc sắc hấp dẫn, quý khách tham khảo theo sơ đồ cụ thể.
Thung lũng tình yêu chìm sâu bên sườn đồi với những rừng thông quanh năm xanh biếc.
Đầu tiên người Pháp gọi nơi này là Valley d'amour; đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng được đổi thành thung lũng Hòa Bình. Năm 1953, khi Chủ tịch Hội đồng thị xã lúc bấy giờ là Nguyễn Vỹ đề xuất chuyển đổi tên gọi các danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt nhằm thể hiện tiếng độc lập của dân tộc thì khi đó cái tên "Thung lũng Tình yêu" được ra đời.
Năm 1972, nhờ đắp một con đập lớn vắt ngang thung lũng đã tạo ra một hồ nước lớn có tên là hồ Ða Thiện. Vì có hồ mà thung lũng này càng thêm thơ mộng, tăng thêm sự hấp dẫn đối với du khách và nhất là đối với những lứa đôi ở khắp miền đất nước. Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bậc cấp, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh. Từ đây Thung lũng Tình yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa như một bức tranh, sinh động với những cánh buồm chấp chới trên hồ.
Đến với khu du lịch rộng lớn quý khách ngoài dạo chơi ngắm cảnh còn được sử dụng dịch vụ xe điện đã gồm trong vé vào cổng để di chuyển tham quan trong khu du lịch.
Mời quý khách tham khảo lộ trình tham quan khu du lịch:
Một số hình ảnh đặc sắc từ khu du lịch:
Mê Cung Tình Yêu
View hồ Đa Thiện và Đồi Vọng Cảnh
Pedalo Hồ Đa Thiện.
Lối đi bộ lên Đồi Vọng Cảnh
Vườn hồng
Check in Kỳ Quan Thế Giới
Vườn Cẩm Tú Cầu
Đến với một Tây Nguyên thu nhỏ tại Đà Lạt, trên một diện tích khiêm tốn trong khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu, nơi đây cũng có đầy đủ hoa, cỏ xanh mướt bốn mùa, nhiều giống hoa mới, màu sắc rực rỡ được chăm sóc tốt, thiết kế đẹp tạo cảm tình cho khách ngay từ ban đầu. Đến đây du khách có dịp thưởng thức những kiến trúc nhân tạo được kết hợp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên từ tiểu vạn lý trường thành vắt ngang qua 2 km đồi núi đến căn nhà cổ hơn 300 năm được dựng từ nguyên bản nhà rường ở Bình Định sẽ đưa bước chân du khách đến với những hoài niệm của quá khứ ngàn xưa, từ vườn đá cảnh thiên nhiên đầy đủ sắc màu đến những kỳ hoa dị thảo rực rỡ khoe sắc tỏa hương trong những khu vườn chung quanh Đồi Mộng Mơ giúp cho du khách có những cảm giác mới lạ và thư thái.
Nhưng điều làm nên sức thu hút lại chính là sân khấu cồng chiêng, và Làng Văn hoá dân tộc.
Tận dụng địa hình dốc cao của khu đất, Công ty CP Thành Ngọc đã đầu tư cho xây dựng một sân khấu biểu diễn cồng chiêng, mái hình rẽ quạt, lợp tôn màu, sâu khấu và khán đài tam cấp chính được làm bằng đá đủ chỗ cho 550 người ngồi. Cách bố trí này tạo sự liên kết về mặt không gian văn hóa. Hàng ngày KDL bố trí 2 show diễn: Sáng từ 9giờ đến 11g30, chiều từ 15:00 – 17:00 giờ. Tại đây du khách vừa xem biễu diễn văn nghệ vừ có thể thưởng thức thịt nướng, rượu cần và cũng có thể đặt hàng các show diễn riêng vào buổi tối.
Thông thường một sô diễn kéo dài 90 phút gồm các bài hát bằng tiếng dân tộc, tiếng Kinh; các vũ điệu cồng chiêng gắn với sinh hoạt của đồng bào K’Ho như cúng mừng lúa mới, mô phỏng lễ hội đâm trâu, lễ hội cầu mùa, cúng nhà mới… và du khách có thể bước xuống sàn cùng nhảy hòa vào nhịp chiêng với những người anh em.
Thành phần biểu diễn 100% là người dân tộc K’Ho, vốn là một trong các nhóm nhạc dân tộc ở thị trấn Lạc Dương. Đội văn nghệ cồng chiêng gồm 15 nam, nữ thanh niên tuổi từ 18 – 35, tất cả đều hát hay đàn giỏi.
Những chương trình ca múa nhạc cùng các lễ hội cồng chiêng trên sân khấu hoành tráng ở trong khu du lịch sẽ tạo ấn tượng mạnh cho du khách phương xa khi được đắm mình trong âm nhạc của núi rừng Tây nguyên hùng vĩ. Tuy nhiên, để các buổi diễn thực sự là âm nhạc truyền thống Tây Nguyên thì rất cần có sự đầu tư về nhạc cụ dân tộc, sưu tầm, tập luyện thêm nhiều tiết mục từ chính vốn văn hóa dân gian của chính các dân tộc Tây Nguyên và một điều hết sức quan trọng là tinh thần phục vụ chu đáo và nhiệt tình hơn.
Ra khỏi sân khấu cồng chiêng, đi xuống theo Vạn lý trường thành sẽ đưa du khách vào tham quan khu làng Văn hoá dân tộc. Ở đây du khách được xem bộ sưu tập chum ché cổ độc nhất vô nhị của đồng bào Tây Nguyên, được xem các cô gái dân tộc dệt thổ cẩm, xem các thiếu nữ chân trần giã gạo, xem nấu rượu cần và thưởng thức rượu cần Mộng Mơ miễn phí. Tại đây du khách cũng có thể xem các nghệ nhân thực thụ biểu diễn những nhạc cụ đân tộc Tây Nguyên truyền thống như chinh Crăm, Đinh Pá, chinh Pó, chinh Arapmaoh, đàn T’rưng, khèn bầu và độc đáo nhất là bộ đàn đá với những âm thanh trầm bổng của núi rừng huyền bí.
Giá vé:
Xem mục khác
- Tea Resort Prenn - Thác Prenn Đà Lạt
- Hồ Tuyền Lâm
- Ga xe lửa Đà Lạt
- Chùa Linh Ẩn
- Đồi Chè Cầu Đất Đà Lạt
- Thung Lũng Vàng
- Làng Hoa Vạn Thành Đà Lạt
- Cao Nguyên Hoa Đà Lạt
- Nông Trại Cừu Đà Lạt - Frenzy Farm
- Điểm check in hướng phía Đông Đà Lạt
- Khu Du Lịch Núi Lang Bian
- Vườn Thú Zoodoo Đà Lạt
- Thác Đatanla Đà Lạt
- Quảng Trường Lâm Viên Đà Lạt
- Nông Trại Cún - Puppy Farm Đà Lạt
- Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt
- Thác Voi
- Hồ Suối Vàng
- Làng Nấm Đà Lạt
- Cà Phê Mê Linh - điểm check in
- Nhà Thờ Chánh Tòa - Nhà Thờ Con Gà Đà Lạt
- Dinh Bảo Đại Đà Lạt
- Vườn Ánh Sáng Lumiere
- Làng Biệt Thự Cổ Đà Lạt
- Cường Hoàn Silk
- Làng Cù Lần
- Vườn Hoa Thành Phố
- Cáp Treo Đà Lạt- Đồi Rô Bin
- Nhà Thờ Domain De Marie Đà Lạt
- Thiền Viện Vạn Hạnh
- Giới thiệu thành phố Đà Lạt
- Chùa Linh Phước
- Đường Hầm Điêu Khắc - Làng Đất Sét Đà Lạt
- Các Quán Cà Phê Check In Hướng Tây Đà Lạt
- Thác Pongour
- Hoa Sơn Điền Trang
- Biệt Thự Hằng Nga - Crazy House